Các mô hình kinh tế của hội viên CCB chủ yếu tập trung vào chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng cây ăn quả và kinh doanh dịch vụ. Điển hình như mô hình trồng cây ăn quả của CCB Đàm Văn Vụ – thôn Nà Ma, xã Hà Hiệu: Lý Văn Tuyền – thôn Nà Chom xã Quảng Khê; Nông Thanh Bình – Thôn Bản Hán, xã Chu Hương; Hoàng Đức Xuân – Thôn Nà Dảo, xã Yến Dương… hay mô hình dịch vụ du lịch của CCB Ngôn Văn Toàn- Thôn Pác Ngòi, xã Nam Mẫu; mô hình chăn nuôi gà thả vườn của CCB Nguyễn Văn Phương – Thôn Khuổi Coóng, xã Chu Hương; mô hình trồng cây ăn quả kết hợp đào ao thả cá của CCB Hoàng Văn Thụ – thôn Nà Mặn, xã Thượng Giáo …Để tạo điều kiện giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội CCB huyện còn tín chấp với Ngân hàng CSXH huyện trên 22 tỷ đồng cho gần 1 nghìn hội viên vay phát triển kinh tế; phối hợp với các cơ quan chuyên môn mở các lớp tập huấn hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho hội viên. Đồng thời tuyên truyền, giới thiệu những cách làm hay để hội viên học tập, hỗ trợ cây, con giống, hướng dẫn cách làm ăn để giúp họ phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
Để duy trì và mở rộng các mô hình phát triển kinh tế của CCB, các cấp hội trên địa bàn huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giúp đỡ hội viên có thêm điều kiện để phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn./.