Một số diện tích lúa xuân của xã Hoàng Trĩ đã dần xanh trở lại
Hoàng Trĩ là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng của nạn rầy nâu và rầy lưng trắng gây hại trên diện tích lúa xuân. Mật độ rầy trung bình trên 700 con/m2, có nơi mật độ cao lên đến hơn 3 nghìn con/m2, cá biệt hơn 0,5 ha rầy cục bộ làm cho lúa bị vàng bạc lá, gây ảnh hưởng đến năng xuất và sản lượng lúa. Trước tình hình trên, UBND xã Hoàng Trĩ đã phối hợp với cơ quan chuyên môn như Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông – khuyến lâm huyện hướng dẫn người dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phun thuốc đặc trị để diệt trừ sâu bệnh hại tránh ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa. Đề cập công tác phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng trên trà lúa xuân ở địa phương, Anh Phùng Thế Huy – Phó Chủ tịch UBND xã Hoàng Trĩ cho biết: Xã Hoàng trĩ cũng như các đại phương khác trên địa bàn huyện, diện tích lúa xuân của xã cũng bị nhiễm bệnh, theo chỉ đạo của các phòng ban chuyên môncấp trên, UBND xã Hoàng Trĩ đã phân công cán bộ phụ trách xuống thôn, bản tuyên truyền, hướng dẫ bà con tích cực thăm đồng, phun thuốc và bón bổ xung dinh dưỡng. Hiện nay dịch bệnh đã cơ bản được khống chế. UBND xã tiếp tục thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên theo dõi và cập nhập tình hình để báo cáo trạm Bảo vệ thực vật để có hướng chỉ đạo tiếp theo…”
Còn tại xã Đồng Phúc hơn 165 ha diện tích lúa xuân thì có trên 50 ha bị nhiếm rầy. Để tránh ảnh hưởng đến năng xuất và sản lượng lúa xã Đồng Phúc đã tập trung chỉ đạo cán bộ chuyên môn cùng bà con nông dân tích cực kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến tình hình sâu bệnh, thông báo, hướng dẫn nhân dân biện pháp phun thuốc phòng trù dịch. Anh Bùi Đình Ba – Trưởng thôn Tẩn Lượt, xã Đồng Phúc cho biết: Sau khi xuất hiện rầy nâu hại lúa xuân thôn đã tổ chức họp bà con nhắc nhở bà con kiểm tra đồng ruộng của gia đìn, sau đó mua thuốc trừ rầy tại các đại lý theo đúng chủng loại và tiến hành phun vào lúc trời mát. Sau khi được phung trừ đến nay rầy đã giảm nhiều và không phát sinh thêm…”
Nhờ được tuyên truyền và hướng dẫn phun thuốc trừ rầy nên nhiều diện tích lúa nhiễm rầy của người dân đã được hồi phục. Chị Phạm Thị Tuyên – Thôn Tẩn Lượt, xã Đồng Phúc cho biết:cách đây vài ngày chị đã phun thuốc diệt trừ rầy theo khuyến cáo của cán bộ chuyên môn, hiện nay rầy đã được khống chế, diện tích lúa của gia đình chị đã dần xanh trở lại…).
Trao đổi với PV về công tác phòng chống dịch ở địa phuong, Ông Hà Văn Thưởng – Chủ tịch UBND xã Đồng Phúc cho biết: Vụ xuân của địa phương chúng tôi gieo cấy là 165 ha, hiện nay lúa đang trong giai đoạn đứng cái. Thời gian vừa qua xuất hiện rầy nâu và rầy lưng trắng với mật độ khoảng 500 – 800 con/m2. Ngay sau khi phát hiện rầy chúng tôi đã cho cán bộ khuyến nông và cán bộ 30a kiểm tra toàn bộ diện tích các cánh đồng và xây dựng kế hoạch phòng trừ rầy, thông báo cho bà con nông dân và yêu cầu các thôn họp thông báo cho nhân dân tiến hành phun thuốc trừ rầy. Đến nay toàn bộ diện tích bị rầy cơ bản đã được dập và lúa đang dần xanh trở lại…”
Có lẽ chưa năm nào sản xuất nông nghiệp vụ xuân phải đối mặt với nhiều khó khăn như năm nay, nguy cơ hạn hán và sâu bệnh rình rập ngay từ đầu vụ một số diện tích gieo cấy lúa vụ xuân của các xã, thị trấn không có nước để cày ải, xuống giống nên gieo cấy chậm hơn so với lịch thời vụ. Không khí nóng ẩm không chỉ làm cho cây lúa sinh trưởng phát triển kém mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh. Trong khoảng thời gian từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 ở hầu hết các địa phương đã hiện bệnh rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại trên diện tích lúa xuân với mật độ cao và lan rộng. Tổng diện tích lúa bị nhiễm rầy trong toàn huyện khoảng 480 ha. Các địa phương có diện tích bị nhiễm với mật độ lớn như: Chu Hương 47 ha, Khang Ninh 48 ha, Đồng Phúc hơn 50ha, Hoàng Trĩ hơn 20ha…. Để ngăn rầy không bùng phát thành dịch Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật và Trạm KN- KL đã tham mưu cho UBND huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn chỉ đạo bà con nông dân kiểm tra, theo dõi nắm chắc diễn biến và mật độ rầy trên từng chân ruộng, khả năng chống chịu rầy của từng giống lúa từ đó đưa ra cách phun phòng trừ đúng chủng loại thuốc, đúng liều lượng. Nhờ khoanh vùng trên từng chân ruộng rầy nhanh chóng bị khống chế, không có cơ hội lây lan rộng. Nhờ quyết liệt trong công tác chỉ đạo phòng chống nên đã khống chế được sự phát sinh, phát triển của rầy. Trạm Trồng trọt và BVTV khuyến cáo bà con phun thuốc trừ rầy đối với ruộng lúa có mật độ rầy cao, khi trên đồng phát hiện có rầy rầy non bà con nên phun các loại thuốc làm ức chế quá trình lột xác của rầy bằng những loại thuốc an toàn và hiệu quả, tuân thủ đúng nguyên tắc khi phun thuốc, đồng thời kết hợp các biện pháp canh tác giúp cây lúa tăng sức đề kháng. Tuyệt đối không để ruộng khô nước, luôn giữ mực nước trong ruộng cao khi có rầy; bón phân cân đối để đảm bảo dinh dưỡng cho cây lúa, sử dụng thuốc đặc hiệu và tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng “Đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách”… Ông Tạ Văn Thanh – Trạm trưởng Trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện cho biết: Dịch rầy nâu, rầy lưng trắng bùng phát vào đúng thời điểm lúa đứng cái, chuẩn bị làm đòng. Đây là giai đoạn quyết định đến năng suất của cả vụ, nếu không khống chế kịp thời rầy nâu sẽ hút hết dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất sản lượng vụ xuân…
Mặc dù rầy nâu và rầy lưng trắng trên diện tích lúa xuân đã được khống chế, nhưng trong điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường như hiện nay, mầm bệnh vẫn còn bà con nông dân cần theo dõi chặt chẽ, thường xuyên thăm đồng phát hiện kịp thời những ổ dịch mới phát sinh. Khi đã có dự báo của cơ quan chuyên môn về tình hình sâu bệnh hại đã đến ngưỡng phải phun thuốc phòng trừ cần lựa chọn đúng chủng loại thuốc, không nên sử dụng thuốc bừa bãi. Có thể nói, sau hơn nửa tháng triển khai tích cực các biện pháp phòng trừ đến nay rầy nâu, rầy lưng trắng đã cơ bản được khống chế. Tuy nhiên theo Trạm Trồng trọt & Bảo vệ thực vật huyện, hiện nay vẫn còn một số diện tích lúa xuân nằm rải rác ở các địa phương còn hiện tượng rầy, cơ quan chuyên môn tiếp tục hướng dẫn bà con nông dân tiến hành phun trừ. Thành công của đợt phòng chống rầy nâu, rầy lưng trắng lần này cho thấy nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng. Đó là, sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo, bám sát đồng ruộng của cơ quan chuyên môn, sự vào cuộc tích cực của bà con nông dân nên dịch bệnh nhanh chóng bị khống chế và không lan ra diện rộng, giảm tác động xấu đến năng suất, sản lượng của lúa./.