Ghi nhận hiệu quả mô hình can thiệp giảm tảo hôn và kết hôn cận huyết thống ở Ba Bể

Được triển khai thực hiện từ cuối năm 2011 tại 3 xã trọng điểm gồm Bành Trạch, Phúc Lộc, Hà Hiệu và Trường PTDT Nội Trú huyện, đến nay, mô hình “Can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” đã bước đầu mang lại những hiệu quả thiết thực, nhất là trong việc thay đổi nhận thức, hành vi của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số đối với vấn đề hôn nhân, gia đình.

 

 

Ảnh: Truyền thông nâng cao nhận thức về hôn nhân tại xã Hà Hiệu


Hà Hiệu là một trong 3 xã trọng điểm thực hiện mô hình “Can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”, trò chuyện với chúng tôi ông Nông Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND xã cho biết sau khi được chọn để thực hiện mô hình trên, địa phương đã triển khai trọng điểm tại 2 thôn vùng cao và triển khai chung trên địa bàn toàn xã. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, tư vấn vận động nhân dân thực hiện chính sách dân số – KHHGĐ bằng nhiều hình thức và phong phú về nội dung. Tổ chức họp để đánh giá tình hình thực tế và đưa ra các giải pháp nhằm làm giảm tình trạnh tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Trong công tác tuyên truyền vận động xã đã phân công cụ thể cho các cán bộ đoàn thể xã gắn từng thôn, đến từng hộ gia đình có nguy cơ cưới tảo hôn, kết hôn cận huyết thống tư vấn vận động. Duy trì đều đặn buổi sinh hoạt các câu lạc bộ phòng ngừa tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. Nhờ vậy, số cặp tảo hôn giảm dần qua các năm, trên địa bàn xã không có trường hợp kết hôn cận huyết thống.

Để triển khai hiệu quả mô hình “Can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”, thời gian qua, Trung tâm Dân số – KHHGĐ huyện đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn và địa phương tổ chức các buổi hội thảo tuyên truyền cho đại diện Đảng ủy, UBND, các ban ngành, đoàn thể, trưởng thôn, Bí thư Chi bộ thôn về tổng quan mô hình, hậu quả tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, Luật Hôn nhân và Gia đình, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân với mô hình; hướng dẫn các xã và trường Phổ thông DTNT thành lập tổ nhân viên thường trực, cộng tác viên tình nguyện, câu lạc bộ không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và ban hành quy chế hoạt động của tổ nhân viên, cộng tác viên tình nguyện; lựa chọn cộng tác viên tình nguyện thực hiện công tác dân số tại các thôn, bản; in tờ gấp với nội dung về tảo hôn, kết hôn cận huyết thống để cung cấp cho đối tượng; lồng ghép hoạt động của mô hình trong các buổi họp thôn, tổ, chi bộ nhằm nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về tuổi kết hôn, những tác hại của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, nguy cơ ở tuổi vị thành niên khi kết hôn sớm… Với những hoạt động đồng bộ, cụ thể, đến nay, nhận thức của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là thanh niên đã thay đổi đáng kể. Nhiều gia đình trước đây có tư tưởng, tập tục lạc hậu như kết hôn cận huyết để gắn kết tình cảm trong dòng họ, gia đình thì nay đã hiểu biết hơn về vấn đề này, nhất là những hậu quả mà nó để lại cho thế hệ sau. Qua đó, họ tự thay đổi hành vi, hạn chế tình trạng cưới vợ gả chồng giữa những người cận huyết thống. Cụ thể,  năm 2012, tại 3 xã triển khai mô hình có 70 cặp kết hôn, trong đó 8 cặp tảo hôn và không có cặp nào kết hôn cận huyết thống thì sau hơn 4 năm thực hiện mô hình, số cặp tảo hôn giảm xuống chỉ còn 3 cặp, không phát sinh cặp kết hôn cận huyết thống nào. Đánh giá về hiệu quả của mô hình ông Đàm Văn Bách – GĐ Trung tâm Dân số KHHGĐ cho biết: Một trong những hoạt động mang lại hiệu quả nhất là tuyên truyền, giáo dục tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là thanh niên dân tộc thiểu số về những vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình, hậu quả của việc tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. Qua đó đã giúp địa phương giải quyết được một trong những vấn đề khó khăn từ nhiều năm nay. Đồng thời, đây cũng là cơ sở, nền tảng để huyện tiếp tục triển khai các giải pháp trong thời gian tới nhằm thực hiện mục tiêu đẩy lùi hoàn toàn tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống, góp phần thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ.

Tảo hôn và kết hôn cận huyết thống là tập tục có từ lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số và không thể thay đổi trong một sớm một chiều. Nhưng hy vọng với sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, ngành trong công tác tuyên truyền, vận động cùng với sự phát triển của mọi mặt của đời sống xã hội thì người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xóc đĩa online uy tín sẽ xóa bỏ được những tập tục lạc hậu trên để cùng hướng tới một cuộc sống bình đẳng, ấm no, hạnh phúc và văn minh./.

 

 

Bài trướcCơ bản hoàn thành phòng học mầm non tại Điểm trường Phiêng Phàng xã Yến Dương
Bài tiếp theoCông đoàn ngành Giáo dục Ba Bể: Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước