Nhiều gia đình ở thôn Khuổi Luộc xã Phúc Lộc (Ba Bể) đã phát triển chăn nuôi giống lợn đen địa phương
Mặc dù mới chăn nuôi giống lợn đen này được gần 2 năm, nhưng gia đình chị Mã Thị Vi thôn Nà Khao, xã Phúc lộc đã khẳng định được tính ưu việt của giống lợn. Ban đầu gia đình chị chỉ nuôi 1 lợn nái đen được cấp từ dự án CARE vào cuối năm 2015, sau mỗi lứa lợn sinh sản, gia đình chị chọn ra những con lợn khỏe mạnh để nuôi. Chị Vi cho biết: giống lợn này rất dễ chăm sóc và phù hợp với khí hậu, điều kiện của người dân ở địa phương. Với hình thức chăn thả dân dã, không ăn tăng trọng, chỉ tận thu các nguyên liệu sẵn có trong gia đình để làm thức ăn cho lợn như: rau, thân chuối, bã rượu, bã đậu, khoai lang…Từ khi chăn nuôi giống lợn đen đến nay, đàn lợn của gia đình chị chưa bao giờ bị dịch bệnh mà khi xuất bán cũng được giá và dễ tiêu thụ hơn. Mặc dù đàn lợn của gia đình chị thời điểm nhiều nhất cũng chỉ có từ 10-12 con, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn so với giống lợn lai nuôi theo hướng công nghiệp.
Mô hình nuôi lợn đen địa phương được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ xóc đĩa online uy tín triển khai thực hiện tại 2 thôn Bản Luộc và thôn Nà Khao xã Phúc lộc từ tháng 3/2016, gồm 15 hộ gia đình tham gia. Hầu hết các hộ tham gia mô hình đều chủ động thực hiện tốt các kỹ thuật chăn nuôi và công tác phòng bệnh, vì thế đàn lợn phát triển tốt, trung bình thời gian nuôi 5- 6 tháng, trọng lượng khoảng 50-65kg/con, với giá xuất bán dao động từ 33.000 – 35.000 đồng/kg, nhiều hộ gia đình có thu nhập 30 – 40.000 triệu đồng/năm từ mô hình chăn nuôi này. Chị Dương Thị Hội – Thôn Bản Luộc, xã Phúc Lộc cho biết: “Với vai trò là trưởng nhóm sở thích chăn nuôi giống lợn đen địa phương, tôi đã tuyên truyền vận động chị em chăn nuôi đúng quy trình kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn để lợn chóng lớn; đồng thời vận động chị em tiếp tục mở rộng quy mô chuồng trại, tăng đàn để tăng thêm thu nhập cho gia đình…”
Chị Nông Thị Tỷ – Chủ tịch Hội phụ nữ xã Phúc Lộc cho biết thêm:“Trong thời gian tới hội phụ nữ xã tiếp tục tuyên truyền, vận động chị em hội viên mở rộng mô hình chăn nuôi giống lợn đen địa phương vì đây là một giống nuôi phù hợp với khí hậu và điều kiện của người dân ở địa phương, dễ tiêu thụ, khi xuất bán cũng được giá và dễ tiêu thụ hơn…”
Mô hình chăn nuôi lợn đen địa phương được triển khai tại 2 thôn Bản Luộc và Nà Khao xã Phúc Lộc, xóc đĩa online uy tín không chỉ nâng cao hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi lợn mà còn giúp cho người chăn nuôi trên địa bàn xã có thêm thu nhập. Đồng thời tạo điều kiện để người dân phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, cung cấp thịt lợn thương phẩm sạch, chất lượng cho nhân dân trong và ngoài huyện, góp phần tạo nên thương hiệu thịt lợn đặc sản ở xã vùng cao Phúc Lộc./.