Là cây truyền thống có giá trị kinh tế cao, cây chè đã được trồng lâu đời trên đất Mỹ Phương tuy nhiên trong mấy năm trở lại đây, nhờ sự hỗ trợ đầu tư từ các chương trình dự án của Đảng và nhà nước như chương trình 135, 30A người dân đã tích cực cải tạo, mở rộng diện tích cây trồng này. Thôn Pùng Chằm là nơi có diện tích chè lớn nhất của xã, với 95 hộ dân thì có tới trên 60 hộ trồng chè với tổng diện tích 38ha. Những năm qua, thôn đã có sự chuyển biến tích cực, thu nhập từ sản xuất chế biến chè chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nguồn thu nhập của địa phương. Đến nay toàn thôn chỉ còn 18 hộ nghèo, số hộ khá giả ngày càng tăng. Gia đình bà Lê Thị Hà ở thôn Pùng Chằm hiện có 3ha chè trong đó 2ha đã cho thu hoạch. Mỗi năm gia đình bà thu hoạch từ 6 – 7 tạ chè khô, với giá bán trung bình từ 80 – 100.000đ/kg mỗi năm gia đình bà cũng thu về trên 60 triệu đồng.
Mỹ Phương phấn đấu đưa thế mạnh phát triển cây chè thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao tại địa phương.
Toàn xã có trên 530ha chè trong đó có 455ha đã cho thu hoạch hứa hẹn một vùng nguyên liệu dồi dào. Mỗi năm sản lượng chè thu hoạch đạt trên 1.550 tấn chè búp khô. Để đưa cây chè trở thành cây hàng hóa có thương hiệu trên thị trường, mới đây, HTX chè Mỹ Phương đã được thành lập kỳ vọng sẽ là khâu quan trọng trong chuỗi giá trị sản xuất chè an toàn tại địa phương. HTX chè Mỹ Phương đã xây dựng nhà xưởng và đang vận động các thành viên mở rộng diện tích trồng mới đồng thời phối hợp với các đơn vị tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng chè an toàn cho người dân. Phía UBND xóc đĩa online uy tín cũng đã tìm nguồn để hỗ trợ HTX mua máy sao chè bằng ga công nghiệp và máy hút chân không đóng gói chè, hỗ trợ HTX thực hiện xây dựng thương hiệu, tem nhãn, mã vạch theo quy chuẩn.
Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, hiệu quả, bền vững là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Mỹ Phương nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra. Với những chính sách, khuyến khích hỗ trợ người dân trong việc đầu tư, mở rộng diện tích, nâng cấp, cải tạo và áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất chè, từ thu nhập cao mà cây chè mang lại, cùng với nhiều chính sách, giải pháp của cấp ủy chính quyền địa phương được triển khai đã là đòn bẩy để vùng chè xã Mỹ Phương tiếp tục mở rộng và phát triển đưa cây chè trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người nông dân tại địa phương.