Nữ Bí thư Chi bộ người Mông học tập và làm theo Bác

Hơn hai chục năm sau ngày di cư từ Cao Bằng đến vùng đất mới Nhật Vẹn xã Phúc Lộc xóc đĩa online uy tín , một cuộc sống mới đã dần hiện hữu với đất và người nơi đây. Trong sự đổi thay ấy, không thể không nhắc đến vai trò tích cực của người Bí thư chi bộ dân tộc Mông, bà Lý Thị Sải – một người luôn được dân quý, dân tin, một điển hình trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh./.

 

Nhớ lại những ngày đầu tiên mới chuyển tới thôn, bà Lý Thị Sải , Bí thư chi bộ thôn Nhật Vẹn chia sẻ:  Thời gian đầu, cả bản Nhật Vẹn cũng chỉ có hơn chục hộ dân, tất cả đều là đồng bào Mông, sống tạm bợ trong những mái nhà tranh xiêu vẹo dưới các khe núi sâu, hoang vu, tăm tối. Bữa ăn chỉ từ củ mài, củ sắn trên nương, bắp ngô, đọt măng đắng trong núi. Cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn ở trời, trời cho mưa được mưa, cho nắng được nắng, vụ lúa, vụ ngô vì thế mà cũng năm được, năm mất. Cái nghèo, cái đói kéo theo những hủ tục lạc hậu như cái vòng luẩn quẩn truyền kiếp mà người Mông Nhật Vẹn cố gắng mấy cũng không sao thoát ra được. Cả thôn chỉ có vẻn vẹn 2,1 ha đất cấy lúa, 9,3 ha đất trồng ngô, thôn không có điện lưới quốc gia vì thế mà cuộc sống của người dân nơi đây bộn bề những khó khăn vất vả.

Được bà con dân bản tín nhiệm, suốt từ năm 2008 đến nay bà Sải luôn giữ vai trò là Bí thư chi bộ. Với suy nghĩ tiến bộ, luôn một lòng đi theo Đảng, theo Bác, bằng sự nỗ lực không ngừng, người Bí thư chi bộ ấy đã giúp bà con đồng bào Mông ở Nhật Vẹn tìm ra con đường mới, cuộc sống mới ổn định và văn minh. Từ khu “rừng thiêng, nước độc” chỉ có sỏi đá, cây rừng, cỏ rậm, với ý chí, nghị lực và bàn tay lao động của con người đã nhanh chóng biến thành một “miền đất hứa” đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào. Với người Mông, muốn thay đổi tập quán canh tác và những hủ tục lạc hậu đã “ăn sâu” vào đời sống của họ thì không thể chỉ trong một sớm, một chiều. Học theo lời Bác, “nói đi đôi với làm”, bà đã vận động mọi người trong gia đình thử nghiệm trồng lúa nước, trồng ngô lai, sắn cao sản, trồng rừng mỡ, quế, hồi … kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm để thoát cái đói, xóa cái nghèo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng. Từ việc vận động phát triển kinh tế, bỏ đi các hủ tục nặng nề trong đám cưới, đám ma, đến các vấn đề kế hoạch hóa gia đình, vận động đưa con em đến trường… Tất cả mọi công to, việc nhỏ của mỗi gia đình, của thôn, bản mọi người đều học theo Bí thư  chi bộ Lý Thị Sải.

 

Ảnh: Bà Lý Thị Sải  luôn gần gũi với người dân trong thôn

 

Hiện nay, đời sống đồng bào Mông Nhật Vẹn đã khấm khá nhiều, bà con thi đua phát triển kinh tế, xây dựng gia đình văn hóa, 100% hộ dân không đi theo đạo trái phép, nhiều gia đình đã có ti vi để xem, xe máy để đi lại, có phương tiện để phục vụ sản xuất, số hộ đói đứt bữa đã không còn, trẻ em được chăm sóc sức khỏe và học hành đầy đủ, truyền thống, phong tục tốt đẹp của bà con được phát huy, tình hình an ninh, chính trị trong thôn, bản luôn được giữ vững. Nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo sâu sát của chính quyền địa phương và sự nỗ lực từ chính những tấm gương điển hình như bà Lý Thị Sải đã đem đến “sức sống” mới, diện mạo mới cho bản làng nơi đây.

          Sắc xuân mới đang về với bản Mông Nhật Vẹn. Bao năm gắn bó với đồng bào, tận mắt chứng kiến những đổi thay trên mảnh đất này, đó chính là thành quả, là “trái ngọt” cho những nỗ lực, cố gắng không biết mệt mỏi của bà Lý Thị Sải, người Bí thư chi bộ thôn luôn tận tình, tâm huyết với dân.

 

 

Bài trướcNiềm vui đón xuân trên những con đường Nông thôn mới
Bài tiếp theoBa Bể thực hiện tốt công tác tiêm chủng năm 2014